Sâu kẽ răng là tình trạng bệnh lý răng miệng thường gặp ở mọi độ tuổi. Đây là tình trạng không chỉ gây giảm khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ kém mà còn tiến triển thành sâu tủy răng và có nguy cơ mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu chi tiết nhé.
1. Tình trạng sâu kẽ răng là gì?
Sâu kẽ răng là tình trạng 2 răng liền kề bị sâu ở kẽ hở do vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn tồn tại trong mảng bám, thức ăn thừa tại các kẽ răng phát triển mạnh, ăn mòn lớp men răng tại kẽ răng và tạo nên các vệt đen gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả răng cửa và răng hàm, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng
Quá trình sâu kẽ răng được chia làm 3 giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng gồm:
- Sâu men răng là giai đoạn nhẹ nhất, kẽ và viền răng xuất hiện các vệt vàng và nâu.
- Sâu ngà nông là giai đoạn giữa, vi khuẩn bắt đầu ăn mòn, tạo ra các lỗ nhỏ li ti gây khó chịu trong quá trình ăn nhai.
- Sâu ngà sâu là giai đoạn nặng nhất, hầu như phần men răng và ngà răng đã bị vi khuẩn ăn mòn. Những trường hợp nặng hơn còn gây ảnh hưởng đến tủy và vùng nướu. Trong giai đoạn này, các cơn đau xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu kẽ răng
Bạn có thể nhận biết tình trạng sâu kẽ răng qua một số dấu hiệu là:
- Vết đen ở mặt tiếp xúc kẽ răng: Hầu hết các trường hợp sâu răng đều xuất hiện các vệt đen. Ở vị trí kẽ răng, vệt đen xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa 2 răng liền kề.
- Đau nhức, ê buốt răng nhiều ở vùng răng bị sâu. Cảm giác càng rõ ràng khi bạn đánh răng hoặc khi ăn uống thực phẩm nóng, lạnh, chứa nhiều acid.
- Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn tại vết kẽ răng bị sâu cùng với mảng bám, vụn thức ăn thừa tích tụ sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Sưng nướu: là dấu hiệu nhận biết khi sâu răng ở giai đoạn nặng. Lúc này, nướu thường nhạy cảm, sưng đỏ và dễ bị chảy máu khi có tác động.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng sâu kẽ răng
Tình trạng sâu kẽ răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
3.1 Sâu kẽ răng do cấu trúc và sự sắp xếp răng trên cung hàm
Cấu trúc răng và sự sắp xếp của các răng trên cung hàm là một trong những yếu tố dẫn đến sâu kẽ răng. Nếu bạn có men răng yếu, bị mòn cổ chân răng, hoặc thiếu sản men răng,… thì nguy cơ bị sâu kẽ càng cao hơn. Ngoài ra, nếu có răng mọc chen chúc, khấp khểnh, lệch lạc,… thì khả năng sâu kẽ cũng rất cao do dễ vướng víu thức ăn và khó làm sạch.
3.2 Sâu kẽ răng do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng qua loa, chọn bàn chải có lông quá cứng sẽ không thể làm sạch triệt để các mảng bám, vụn thức ăn mắc kẹt tại kẽ răng. Đó là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công và gây sâu kẽ răng.
Bên cạnh đó, nhiều người không có thói quen dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng hay không thực hiện lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm gia tăng sự tích tụ của vi khuẩn và dễ gây sâu răng.
3.3 Sâu kẽ răng do chế độ ăn uống không khoa học
Nếu bạn thích đồ ngọt và thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,… cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ sâu kẽ răng. Bởi lượng đường trong khoang miệng quá nhiều sẽ được chuyển hóa thành lượng lớn acid bám trên răng và tấn công men răng, nhất là tại vị trí kẽ răng.
3.4 Sâu kẽ răng do thói quen xấu trong cuộc sống
Những thói quen bình thường như dùng răng khui nắp chai hay cắn những đồ quá cứng sẽ dễ gây tổn thương cấu trúc răng, nhất là tại các rìa cắn. Điều này cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào răng và gây sâu kẽ răng.
4. Cách khắc phục tình trạng sâu kẽ răng hiệu quả
Khi thăm khám tại nha khoa, tùy vào mức độ sâu kẽ răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng khách hàng.
4.1 Trám kẽ răng để khắc phục tình trạng sâu kẽ răng
Phương pháp trám kẽ răng được chỉ định áp dụng trong trường hợp sâu kẽ răng ở giai đoạn nhẹ, vết sâu nhỏ, ít nghiêm trọng, không cần phải loại bỏ quá nhiều tổ chức mô răng.
Khi thực hiện trám kẽ răng, bác sĩ sẽ vệ sinh và tiến hành loại bỏ những mô răng bị sâu. Sau đó dùng vật liệu trám chuyên dụng để trám bít lại, tránh cho sâu răng tiến triển nặng, giúp răng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
4.2 Dán sứ Veneer để khắc phục tình trạng sâu kẽ răng
Dán sứ Veneer có thể khắc phục được những vết sâu kẽ răng nhỏ. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng kẽ răng bị sâu và mài đi một lớp mỏng ở mặt ngoài của răng. Sau đó dùng miếng dán sứ dán chặt lên mặt răng sao cho miếng dán ôm khít cả phía trong răng.
Phương pháp này không gây quá nhiều xâm lấn nên giúp bảo tồn tối đa răng thật cho khách hàng. Miếng dán sứ khá mỏng nên không làm ảnh hưởng chức năng ăn nhai của răng đồng thời màu sắc từ răng thật được ánh bên ngoài, mang đến vẻ đẹp tự nhiên và chân thật.
4.3 Bọc răng sứ để khắc phục tình trạng sâu kẽ răng
Phương pháp bọc răng sứ được chỉ định áp dụng đối với những trường hợp sâu kẽ răng ở giai đoạn nặng, có kèm tổn thương tủy.
Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến điều trị tủy để ngăn chặn cơn đau và tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ mài đi một phần răng để tạo khoảng trống cho việc gắn mão sứ lên trên. Răng sau khi bọc sứ được phục hình và đảm bảo ăn nhai thoải mái như răng thật.
Sâu kẽ răng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và thẩm mỹ. Vì vậy, khi phát hiện thấy những dấu hiệu của tình trạng này, bạn hãy đến ngay Nha Khoa Anh Dũng để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng.
Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI
- Địa chỉ: 08 – 10 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương, TP. Pleiku, Gia Lai
- Hotline: 0269.3608.666 – 0269.3838.666
- Zalo: 0845.088.488 (Hotline Tổng Quát) – 0772.434.283 (Hotline Niềng Răng)
- Email: drthanhphat@gmail.com
- Fanpage: Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai
- Website: nhakhoaanhdunggialai.com