Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt. Hãy cùng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhé!
1. Nhận biết khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, xảy ra khi răng hàm dưới bị che khuất hoặc lọt thỏm quá mức bởi răng hàm trên. Điều này khiến hai hàm mất đi sự cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng nhai. Tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng khác nếu không được điều trị kịp thời, như mòn răng hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.
Khớp cắn sâu thường bị nhầm lẫn với răng hô do có những đặc điểm bên ngoài tương tự. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:
- Tiếp xúc giữa răng hàm dưới và răng hàm trên: Chúng có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với nhau. Đối với trường hợp khớp cắn sâu nặng thì rìa răng hàm dưới sẽ tiếp xúc phần nướu trong cùng của hàm trên.
- Tương quan giữa hai hàm không đạt chuẩn: Răng hàm trên che khuất hoàn toàn răng hàm dưới. Khi đóng chặt hàm sẽ trông thấy rất hoặc thậm chí là không thấy được răng hàm dưới.
- Tiếp xúc giữa các nhóm răng không đồng đều: Răng hàm trên và hàm dưới có thể tiếp xúc hoặc không tùy thuộc vào mức độ khớp cắn sâu bị nặng hay nhẹ.
- Thay đổi đường nét khuôn mặt: Đường nối từ trán – mũi – cằm có thể bị gãy khúc hoặc không thẳng hàng, tùy thuộc vào mức độ cắn sâu.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn sâu
Tình trạng khớp cắn sâu thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Do răng: Răng khấp khểnh, mọc chen chúc hoặc sai vị trí dẫn đến tình trạng hàm dưới bị cụp vào trong. Các thói quen xấu từ nhỏ như đẩy lưỡi vào mặt sau răng cửa, mút ngón tay, sử dụng núm vú giả hoặc bình sữa trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến khớp cắn sâu.
- Do xương hàm: Xương hàm trên phát triển quá to và dài, trong khi xương hàm dưới lại nhỏ và ngắn, khiến răng không mọc đều, dẫn đến tình trạng cắn sâu.
- Các yếu tố nguy cơ khác: Một số nguyên nhân khác có thể gây ra khớp cắn sâu như: thói quen nghiến răng khi ngủ, cắn móng tay, nhai đồ vật cứng; mất răng sữa sớm; chấn thương vùng hàm gây lệch khớp cắn…
3. Ảnh hưởng của khớp cắn sâu đến sức khỏe răng miệng
Khớp cắn sâu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề đến chức năng của hàm và sức khỏe tổng quát của cơ thể như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt: Khớp cắn sâu làm mất cân đối khuôn mặt, khiến hàm trên nhô ra hoặc hàm dưới bị móp vào, gây cười hở lợi hoặc gãy khúc đường nét khuôn mặt.Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Răng hàm trên và hàm dưới khó tiếp xúc đúng cách, làm lực nhai giảm đáng kể. Việc nhai không hiệu quả gây áp lực lên hệ tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý đường ruột.
- Đau và tổn thương nướu: Rìa răng hàm dưới va chạm với nướu trong của răng hàm trên, gây tổn thương nướu, đau nhức và viêm nhiễm.
- Mòn mặt răng cửa hàm trên: Răng dưới tiếp xúc quá mức với răng cửa hàm trên, gây mài mòn mặt răng. Biến chứng này làm lộ ngà răng, khiến răng ê buốt, đau nhức khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc chua.
- Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm: Nếu không điều trị kịp thời, khớp cắn sâu có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm. Biểu hiện bao gồm đau nhức vùng hàm, đầu, cổ, tai, cứng khớp và khó khăn khi há miệng.
4. Điều trị khớp cắn sâu hiệu quả
Tại Nha Khoa Anh Dũng, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra khớp cắn sâu và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện có 2 giải pháp được áp dụng phổ biến để điều trị tình trạng khớp cắn sâu.
4.1 Niềng răng chỉnh nha để điều chỉnh khớp cắn sâu
Với những trường hợp khách hàng bị khớp cắn sâu do răng, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp niềng răng chỉnh nha. Có 2 giải pháp niềng răng đó là:
- Niềng răng mắc cài: Bác sĩ sử dụng bộ khí cụ gồm dây cung định hình và mắc cài bằng kim loại hoặc sứ gắn lên răng nhằm tạo lực di chuyển các răng về vị trí chuẩn trên cung hàm.
- Niềng răng trong suốt: sử dụng khay niềng trong suốt được chế tác từ chất liệu cao cấp và thiết kế riêng cho từng khách hàng với khả năng ôm sát chân răng. Niềng răng trong suốt mang lại tính thẩm mỹ cao và tạo hiệu quả dịch chuyển răng tối ưu. Đặc biệt, khách hàng lựa chọn giải pháp này cũng nhận được sự tiện lợi khi có thể dễ dàng tháo lắp khay ra vào mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh.
4.2 Phẫu thuật hàm để điều chỉnh khớp cắn sâu
Trường hợp cắn sâu do xương hàm nghiêm trọng hơn cắn sâu do răng nên bạn cần phẫu thuật hàm để điều chỉnh xương hàm về chuẩn tỉ lệ. Sau đó bác sĩ mới tiến hành niềng răng để điều chỉnh hàm về đúng vị trí chuẩn.
Tình trạng khớp cắn sâu nên được điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng và lấy lại nụ cười khỏe mạnh, tự tin. Tuy nhiên, để nhận kết quả mong đợi, bạn hãy lựa chọn điều trị ở những cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để quá trình thực hiện đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất nhé.
Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI
- Địa chỉ: 08 – 10 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương, TP. Pleiku, Gia Lai
- Hotline: 0269.3608.666 – 0269.3838.666
- Zalo: 0845.088.488 (Hotline Tổng Quát) – 0772.434.283 (Hotline Niềng Răng)
- Email: drthanhphat@gmail.com
- Fanpage: Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai
- Website: nhakhoaanhdunggialai.com