TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu nướu thường xuyên chảy máu, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về nướu hoặc sức khỏe tổng quát. Vậy chảy máu chân răng thực chất là gì, và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu từ nướu, hốc răng. Khi mảng bám tích tụ trên răng và không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn phát triển gây kích ứng nướu, khiến chúng sưng đỏ và dễ chảy máu. Ngoài ra, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác như thiếu vitamin C, vitamin K, hoặc các rối loạn về máu.

chảy máu chân răng
Tình trạng máu chảy từ nướu, hốc răng

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

2.1 Chảy máu chân răng do viêm nướu, viêm nha chu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm nướu là giai đoạn đầu, khi bị viêm, nướu của bạn có thể bị kích ứng, đỏ và sưng lên, gây chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm nướu sẽ tiến triển thành viêm nha chu, không chỉ gây chảy máu răng mà còn gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho nướu và xương hàm.

chảy máu chân răng
Viêm nha chu có thể gây chảy máu chân răng

2.2 Áp xe răng gây chảy máu chân răng

Áp xe là một túi mủ nhỏ do vi khuẩn tạo ra khi viêm hốc răng không điều trị, răng vỡ hoặc thủng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào chân răng. Triệu chứng điển hình của áp xe chân răng cũng là chảy máu chân răng.

2.3 Ung thư khoang miệng có biểu hiện sớm là chảy máu chân răng

Ung thư khoang miệng là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khoang miệng. Biểu hiện sớm của ung thư khoang miệng khá giống với các bệnh về lợi, khiến nhiều người chủ quan như: chảy máu chân răng, lở miệng, hôi miệng, ăn uống khó khăn, nướu răng bị sưng, khoang miệng nổi hạch…

2.4 Chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng đánh răng mạnh sẽ làm sạch răng tốt hơn. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, vì nướu là các mô mỏng, đánh răng không đúng cách, đánh răng mạnh làm nướu bị tổn thương và chảy máu. Khi chọn bàn chải đánh răng bằng tay hay bằng điện, hãy chọn loại có lông bằng nylon mềm có đầu cùn. Khi đánh răng, nên dùng chuyển động tròn, nhẹ nhàng thay vì tới lui, vì chuyển động này dễ làm kích ứng và gây tổn thương nướu.

Ngoài ra, hãy dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để làm sạch mảng bám ở các kẽ răng, và nên thao tác nhẹ nhàng, trượt chỉ theo đường cong của răng để tránh tổn thương nướu.

2.5 Thiếu hụt vitamin cũng gây chảy máu chân răng

Vitamin C rất cần thiết cho việc phát triển và sửa chữa các mô, chữa lành vết thương, củng cố xương và răng. Còn vitamin K hỗ trợ đông máu tự nhiên, giúp ngăn chảy máu chân răng, tăng cường sức khỏe xương và răng bằng cách gắn kết canxi, và giảm nguy cơ viêm nướu. Nếu cơ thể thiếu 2 loại vitamin này có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

2.6 Chảy máu chân răng do các bệnh lý khác

Các bệnh lý như tiểu đường, ung thư máu, giảm tiểu cầu,… cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây chảy máu chân răng.

3. Thường xuyên bị chảy máu chân răng có sao không?

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy nướu có vấn đề. Ở mức độ nhẹ, tình trạng này thường không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng như:

  • Tổn thương răng lợi, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng nướu và các vùng lân cận.
  • Thiếu máu.
  • Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai hoặc thai nhẹ cân.

Để tránh những biến chứng không mong muốn và nguy cơ tiềm ẩn, khi thường xuyên bị chảy máu chân răng kéo dài, hãy khám răng định kỳ để bác sĩ tư vấn và lên kế hoạch điều trị thích hợp cho tình trạng răng của bạn.

4. Cần phải làm gì khi chảy máu chân răng?

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khám và kiểm tra để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Nếu nguyên nhân chảy máu chân răng là do các vấn đề về răng miệng thì người bệnh cần phối hợp và tuân theo điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách:

  • Chải răng 02 ngày/lần và sau mỗi bữa ăn (sau khi ăn 10 phút).
  • Chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách.
  • Không hút thuốc lá, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm vitamin C và K.
  • Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 06 tháng/lần để tránh mảng bám, cao răng hình thành gây viêm nướu và các bệnh về răng miệng.
chảy máu chân răng
Lấy cao răng định kỳ giúp hạn chế viêm nướu gây chảy máu ở chân răng

Trên đây là những thông tin về tình trạng chảy máu chân răng mà Nha Khoa Anh Dũng muốn chia sẻ với bạn. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ nào liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với Nha Khoa Anh Dũng để được chăm sóc và điều trị theo phác đồ hiệu quả, an toàn.

Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.

PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN