TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG TRẺ NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ

Trẻ nghiến răng khi ngủ là một trong những thói quen xấu khá phổ biến, nếu nghiến răng liên tục có thể gây đau hàm và tổn thương răng theo thời gian. Hãy cùng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng này nhé!

1. Tìm hiểu về hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ

1.1 Trẻ nghiến răng khi ngủ là gì?

Trẻ nghiến răng khi ngủ là tình trạng răng hàm trên và hàm dưới siết chặt lại với nhau, tạo ra âm thanh “ken két” khó chịu, thường xảy ra vô thức trong lúc ngủ. Dù không phải bệnh lý nguy hiểm, nếu kéo dài, nghiến răng có thể gây mòn răng, đau quai hàm, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe thần kinh của trẻ.

1.2 Nguyên nhân gây ra nghiến răng ở trẻ

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ thường liên quan chủ yếu đến sự thiếu hụt vi chất quan trọng và một số nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe răng miệng ở trẻ, cụ thể:

  • Thiếu hụt vi chất: Vitamin D3, K2 và canxi là những vi chất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Trong đó, vitamin D3 giúp vận chuyển canxi vào xương và răng, nhưng quá trình này cần sự hỗ trợ của vitamin K2 và canxi là thành phần chính cấu tạo xương và răng. Thiếu ba vi chất này khiến răng yếu, dễ dẫn đến tình trạng nghiến răng, đặc biệt vào ban đêm.
  • Mọc răng: Trẻ mọc răng thường đau nhức, việc nghiến răng giúp giảm cảm giác khó chịu.
  • Sai lệch khớp cắn: Khoảng 13% trẻ bị lệch khớp cắn dẫn đến nghiến răng để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bị nhiễm giun kim: Giun kim tiết ra độc tố khiến trẻ khó chịu, dẫn đến nghiến răng khi ngủ.
  • Dị ứng: Dị ứng gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ nghiến răng theo phản xạ tự nhiên.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc an thần hoặc chống trầm cảm có thể gây nghiến răng.
  • Căng thẳng tâm lý: Dù nhỏ tuổi, trẻ cũng có thể căng thẳng do đang trong độ tuổi mọc răng và phát triển nên thường xuyên thay đổi về mặt cảm xúc, dễ trở nên lo lắng hoặc căng thẳng, dẫn đến nghiến răng khi ngủ.

1.3 Dấu hiệu trẻ nghiến răng khi ngủ

Phụ huynh có thể nhận biết tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ qua các dấu hiệu sau:

  • Răng trẻ bị mòn, mẻ hoặc xuất hiện các vết nứt.
  • Nghe tiếng nghiến răng “ken két” khi trẻ ngủ.
  • Trẻ kêu đau quai hàm, đặc biệt khi nhai.
  • Đau trán hoặc tai không rõ nguyên nhân.

2. Tác hại của việc trẻ nghiến răng khi ngủ

Mặc dù hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu để kéo dài mà không can thiệp, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ nụ cười. Một số hậu quả phổ biến bao gồm:

  • Mòn răng và hỏng men răng: Lâu ngày dẫn đến răng yếu, dễ sâu và gãy.
  • Xô lệch răng: Khiến răng mọc khấp khểnh, ảnh hưởng đến khớp cắn.
  • Đau nhức xương hàm và đầu: Gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Đây là tình trạng nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc ăn nhai và nói chuyện.

Việc phát hiện và khắc phục sớm tình trạng nghiến răng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn.

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ

Tùy vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ, ba mẹ có thể áp dụng những cách khắc phục sau đây:

  • Nếu nguyên nhân chính gây ra nghiến răng ở trẻ là do thiếu hụt các vi chất quan trọng thì ba mẹ cần bổ sung các vi chất này thông qua thực phẩm như: canxi có trong sữa, phô mai, sữa chua, tôm, cua, cá hồi; vitamin D3 có trong cá ngừ, cá mòi, lòng đỏ trứng, và ánh nắng mặt trời và K2 có trong đậu nành lên men, các loại thịt cá, lòng đỏ trứng gà,… và các loại thực phẩm bổ sung khác như các loại đậu, rau xanh (bông cải xanh, rau bina), và hạt (hạt chia, hạt hướng dương, hạnh nhân).
  • Tạo không gian thư giãn trước khi ngủ: Kể chuyện, chơi đùa nhẹ nhàng hoặc trò chuyện với trẻ để giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Chuẩn bị chăn nệm êm ái, vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tạo thói quen ngủ sớm và đủ giấc.
  • Hỗ trợ giảm đau khi mọc răng: Cho trẻ ngậm núm vú giả (đối với trẻ dưới 2 tuổi) hoặc dùng túi nước ấm chườm má để giảm khó chịu.
  • Sử dụng máng chống nghiến: Máng chống nghiến giúp bảo vệ răng khỏi mài mòn và hỗ trợ trẻ dần từ bỏ thói quen nghiến răng.
  • Khám nha khoa định kỳ: Nếu trẻ bị sai khớp cắn hoặc tình trạng nghiến răng kéo dài, hãy đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ có thể đề xuất niềng răng hoặc các biện pháp chỉnh nha khác để điều chỉnh khớp cắn.

Trẻ nghiến răng khi ngủ tuy không nguy hiểm ngay lập tức nhưng có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng nếu kéo dài. Việc bổ sung vi chất, chăm sóc răng miệng đúng cách, và thăm khám nha khoa định kỳ là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng này.

Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.

PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN