Thay răng sữa ở trẻ là quá trình cần được ba mẹ chú ý để không ảnh hưởng đến việc hình thành, thầm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng của răng vĩnh viễn. Hãy cũng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu kĩ hơn nhé.
1. Hiểu hơn về thay răng sữa
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ, khi trẻ được khoảng 06 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên mọc ra. Khi đến độ tuổi nhất định, răng sữa bắt đầu lung lay và rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc – đây gọi là thay răng sữa. Đây là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Tuy nhiên, răng sữa thường không rụng cho đến khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, nếu trẻ mất răng sữa sớm do sâu răng hoặc tai nạn, điều này có thể làm các răng vĩnh viễn mọc chen chúc và khiến chúng mọc lệch lạc, sai hướng và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng.
Trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa trong khoảng từ 5 – 6 tuổi, lúc này răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi và răng vĩnh viễn tương ứng sẽ mọc lên thay thế. Chúng thường sẽ rụng theo thứ tự như lúc mọc nên răng cửa sẽ rụng trước tiên.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi thay răng
Dưới đây là những yếu tố tác động đến độ tuổi thay răng của trẻ:
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ thay răng sữa chậm hơn hoặc nhanh hơn so với khi còn trẻ, con cái họ có thể gặp phải tình trạng tương tự.
- Yếu tố dinh dưỡng: chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ, trong đó có răng của trẻ. Đối với trẻ sinh non, việc mẹ bầu kiêng khem quá mức hoặc chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không cân bằng, không đầy đủ cũng sẽ khiến sự hình thành các răng bị rối loạn.
- Thiếu mầm răng vĩnh viễn: một số trường hợp trẻ thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm nên dù răng sữa có rụng đi thì răng vĩnh viễn cũng không bao giờ mọc lên để thay thế. Khi đó cần có sự can thiệp nha khoa để điều chỉnh.
- Lợi bị xơ hóa: đối với một số trẻ, nếu răng sữa tổn thương hoặc bị nhổ sớm do sâu răng, nướu có thể xơ cứng, khiến răng vĩnh viễn khó mọc lên.
3. Quá trình và thứ tự thay răng sữa
Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ thay răng như: răng lung lay; phần lợi sưng đỏ; vùng chân răng của trẻ cảm thấy đau, ngứa… Lúc này, chân răng sữa sẽ bị tiêu hủy và được thay thế bằng một mầm răng vĩnh viễn bên dưới chân răng. Thông thường, trẻ sẽ mọc răng vĩnh viễn theo trình tự sau:
- Từ 5-7 tuổi: thay răng cửa giữa.
- Từ 7-8 tuổi: thay răng cửa bên.
- Từ 9-10 tuổi: thay răng hàm sữa thứ nhất.
- Từ 10-11 tuổi: thay răng nanh sữa.
- Từ 11-12 tuổi: thay răng hàm sữa thứ hai.
Thứ tự mọc răng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, nếu răng của con bạn không mọc theo thứ tự trên thì cũng đừng quá lo lắng. Trường hợp răng không mọc sau thời gian dự kiến một năm, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để đảm bảo rằng răng trẻ vẫn phát triển bình thường.
4. Có nên tự nhổ tại nhà khi trẻ thay răng sữa?
Dấu hiệu đầu tiên cho biết trẻ sắp mọc răng vĩnh viễn là răng sữa lung lay. Hầu hết các trường hợp răng sữa lung lay sẽ rụng dễ dàng khi có một tác động nhẹ. Lúc này, bố mẹ có thể tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu phát hiện răng sữa đã quá tuổi thay răng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, hoặc răng sữa nhổ đã lâu những răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc thì cha mẹ nên:
- Cho con đi khám nha sĩ: bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn, thăm khám, lựa chọn phương án điều trị phù hợp (nhổ hoặc chờ đợi), xác định trường hợp của trẻ, cũng như giai đoạn của răng. Nếu răng vĩnh viễn chưa mọc hoàn toàn hoặc bị kẹt trong nướu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc mài nhỏ răng sữa liền kề để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
- Không nên sử dụng chỉ để nhổ răng sữa cho bé: việc này không chỉ làm nướu chảy máu mà còn tạo vết thương hở trong khoang miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
5. Cách chăm sóc khi trẻ ở độ tuổi thay răng sữa
Khi trẻ thay răng sữa, ba mẹ cũng cần biết cách chăm sóc răng vĩnh viễn cho con như sau:
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng: Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng kĩ ít nhất 02 lần/ngày hoặc sau bữa ăn. Nếu có thức ăn dính trên răng, ba mẹ hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa đúng cách.
- Tránh những thực phẩm không tốt cho răng: hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ làm hỏng men răng và dẫn đến sâu răng của trẻ như: thực phẩm nóng lạnh hoặc cứng, đồ uống có hàm lượng đường cao, nước ngọt có ga… Thay vào đó khuyến khích trẻ uống sữa, ăn phô mai, sữa chua, các sản phẩm từ sữa để cung cấp canxi và giúp răng chắc khỏe.
- Loại bỏ những thói quen xấu của trẻ: Theo dõi và nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen xấu gây hại cho răng của trẻ như: nghiến răng, mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, đưa lưỡi chạm vào răng, ôm cằm… Những thói quen này có thể khiến răng nhô ra, mọc không đều, chen chúc, dày chỗ này, thưa chỗ khác,… hoặc gây viêm vùng nưới trong quá trình thay răng của trẻ.
- Khám răng miệng định kỳ: Dẫn trẻ thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng nhằm ngăn ngừa, có sự can thiệp kịp thời khi trẻ xuất hiện các vấn đề về răng miệng. Khi trẻ có dấu hiệu thay răng sữa, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhổ răng hoặc tiếp tục chờ thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa.
- Áp dụng các biện pháp giảm đau phù hợp: Nếu trẻ cảm thấy đau trong quá trình thay răng, cha mẹ nên chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu con bạn gặp khó khăn khi nhai và nuốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm và thức ăn loãng.
Để trẻ có hàm răng chắc khỏe, đẹp, ba mẹ cần quan tâm và theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ, nắm rõ thông tin và thứ tự thay răng sữa của trẻ. Đồng thời, hướng dẫn, khuyến khích trẻ duy trì cách vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ những thói quen xấu hay ăn những thực phẩm gây hại đến răng của trẻ.
Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn nhổ bỏ. Nếu ba mẹ cần bất kỳ sự hỗ trợ nào liên quan đến việc thay răng sữa của trẻ, hãy liên hệ với Nha Khoa Anh Dũng để được thăm khám và đưa ra những phương pháp hiệu quả, an toàn.
Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI
- Địa chỉ: 08 – 10 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương, TP. Pleiku, Gia Lai
- Hotline: 0269.3608.666 – 0269.3838.666
- Zalo: 0845.088.488 (Hotline Tổng Quát) – 0772.434.283 (Hotline Niềng Răng)
- Email: drthanhphat@gmail.com
- Fanpage: Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai
- Website: nhakhoaanhdunggialai.com