Tình trạng há miệng đau hàm không chỉ gây khó khan trong ăn uống, giao tiếp mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng về xương hàm. Hãy cùng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu chi tiết nhé.
1. Nhận biết tình trạng há miệng đau hàm
Để biết bạn có bị tình trạng há miệng đau hàm không, bạn hãy thử há miệng thật to và cảm nhận xem có cảm giác đau ở hai bên hàm hay không. Tình trạng này còn thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như:
- Đau nhức dữ dội ở trong hoặc xung quanh tai hàm khi cố gắng há miệng to.
- Hàm co cứng, khó cử động, thậm chí xương hàm phát ra tiếng lục cục.
- Đau dữ dội ở trong hoặc xung quanh tai.
- Khó khăn khi ăn nhai, cử động miệng.
- Đau nhức lan tỏa khắp đầu hoặc mặt.
Khi gặp phải tình trạng há miệng đau hàm, ở mức độ nhẹ khách hàng có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, kèm theo sưng tấy hoặc khó khăn khi ăn nhai, thì tốt nhất khách hàng nên đến thăm khám tại nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như lệch hàm, răng mòn, răng nhạy cảm, và khó thực hiện các phương pháp nha khoa thẩm mỹ như niềng răng, bọc răng sứ hay cấy ghép Implant.
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng há miệng đau hàm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng há miệng đau hàm, cụ thể như:
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc đóng – mở miệng. Khi khớp này gặp vấn đề, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, cơ hàm căng cứng, khó cử động bình thường.
- Sái quai hàm: Việc há miệng quá rộng (khi ngáp hoặc cười lớn) có thể dẫn đến sái quai hàm, gây đau nhức vùng tai, cổ, mặt, và làm khó khăn khi cử động hàm.
- Thói quen nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ khiến cơ hàm bị tổn thương, dẫn đến đau khi há miệng. Nếu thói quen này không sớm thay đổi, tình trạng đau hàm có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm, làm răng bị mòn, ê buốt hoặc lung lay.
- Sâu răng: Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tủy và dây thần kinh, gây đau lan tỏa đến toàn bộ hàm. Tình trạng này dễ dẫn đến các biến chứng như áp xe răng, tiêu xương hàm, hoặc nhiễm trùng chóp răng…
- Răng khôn mọc lệch: Răng khôn thường gây đau nhức khi mọc, đặc biệt nếu mọc lệch hoặc ngầm. Nếu không xử lý kịp thời, răng khôn có thể gây viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng và các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Chấn thương hàm: Các chấn thương do tai nạn, va đập có thể làm lệch khớp cắn hoặc tổn thương khớp thái dương hàm, gây đau mỗi khi há miệng.
3. Cách điều trị tình trạng há miệng đau hàm
Tùy thuộc vào mức độ của tình trạng há miệng đau hàm, khách hàng có thể làm giảm đau hàm tại nhà hoặc đến phòng khám để được điều trị kịp thời.
3.1 Cách làm giảm và hạn chế tình trạng há miệng đau hàm tại nhà
Để làm giảm cơn đau hàm khi há miệng nếu tình trạng đau ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
- Chườm ấm, chườm lạnh: chườm ấm giúp thư giãn cơ hàm và tăng tuần hoàn máu, giảm đau hiệu quả còn chườm lạnh giúp giảm sưng và viêm tại vùng hàm bị tổn thương. Bạn nên kết hợp luân phiên chườm ấm và lạnh trong 10 – 15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Xoa bóp khớp hàm: Dùng ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng ấn lên vùng khớp hàm, xoa bóp theo chuyển động tròn trong 5–10 phút. Thực hiện vài lần trong ngày để giảm căng cứng cơ hàm.
- Đổi tư thế ngủ: Tránh nằm nghiêng một bên hoặc nghiến răng khi ngủ. Nằm ngửa và sử dụng gối hỗ trợ để đầu cao hơn thân, giúp giảm áp lực lên hàm.
- Thực hiện bài tập cơ hàm: Tập các bài như thư giãn cơ hàm, mở miệng một phần, hoặc mở miệng có lực cản. Những bài tập này giúp tăng cường độ linh hoạt và giảm đau ở cơ hàm.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc như paracetamol hoặc diclofenac có thể giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Ngoài những cách trên, khách hàng cũng cần hạn chế những thói quen sau khi gặp phải tình trạng há miệng đau hàm:
- Tránh mở miệng quá to đột ngột khi ăn uống hoặc cười.
- Hạn chế ăn thức ăn cứng, dai, dính.
- Từ bỏ thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay, nhai một bên.
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm.
- Thường xuyên tập các bài tập thư giãn cơ hàm để tăng cường sức khỏe khớp thái dương hàm.
3.2 Điều trị tình trạng há miệng đau hàm tại nha khoa
Nếu cơn đau liên quan đến răng, khớp thái dương hoặc cấu trúc hàm, khách hàng nên đến nha khoa uy tín để được kiểm tra nguyên nhân gây há miệng đau hàm và điều trị chuyên sâu. Một số phương pháp phổ biến được chỉ định điều trị gồm:
- Niềng răng: Sửa chữa răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn.
- Nhổ răng: Nếu răng khôn mọc sai vị trí thì bác sĩ sẽ loại bỏ răng khôn mọc lệch gây đau và viêm.
- Trám hoặc nhổ răng sâu: Xử lý răng sâu để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
- Đeo máng chống nghiến: Giúp bảo vệ hàm khỏi tổn thương do nghiến răng khi ngủ.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy chọn cơ sở nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng há miệng đau hàm, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Anh Dũng để được điều trị sớm và đạt được hiệu quả tối đa nhé!
Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI
- Địa chỉ: 08 – 10 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương, TP. Pleiku, Gia Lai
- Hotline: 0269.3608.666 – 0269.3838.666
- Zalo: 0845.088.488 (Hotline Tổng Quát) – 0772.434.283 (Hotline Niềng Răng)
- Email: drthanhphat@gmail.com
- Fanpage: Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai
- Website: nhakhoaanhdunggialai.com