TÌNH TRẠNG ÁP XE CHÂN RĂNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Áp xe chân răng là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong khoang miệng, hình thành các túi mủ quanh chân răng, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Hãy cùng Nha Khoa Anh Dũng tìm hiểu chi tiết về tình trạng áp xe chân răng nhé!

1. Tình trạng áp xe chân răng là gì?

Áp xe chân răng là tình trạng nhiễm trùng răng với những ổ mủ được hình thành dưới vùng chân răng. Khi mô nướu bị viêm nhiễm, lúc này vi khuẩn sẽ chớp thời cơ để xâm nhập vào bên trong và các mô nướu sẽ bắt đầu có xu hương rút hết chất lỏng nhiễm bệnh. Khi dịch mủ không thể thoát ra ngoài qua đường nướu. chúng sẽ dần tích tụ trong chân răng, từ đó hình thành nên ổ áp xe ở quanh răng.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn làm cho răng bị nứt hoặc vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tủy răng gây ra chết tủy. Đồng thời, mủ tích tụ ở các đầu rễ của xương hàm, trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển ngày càng lớn và lan rộng ra những vùng bên cạnh khiến ổ sung viêm càng to hơn.

Răng bị nhiễm trùng với những ổ mủ được hình thành dưới vùng chân răng

 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, áp xe chân răng được chia thành hai loại chính:

  • Áp xe quanh chân răng có ổ: Đây là tình trạng hoại tử tủy và răng do sâu răng nặng, tích tụ vi khuẩn lâu ngày mà không được điều trị. Nếu không xử lý, áp xe có thể lan rộng, gây tổn thương xương răng, vỏ xương, màng xương và dẫn đến viêm nhiễm ở ngách hành lang, sàn miệng.
  • Áp xe nha chu: Loại áp xe này hình thành do vi khuẩn phá hủy các mô nha chu. Vi khuẩn ẩn sâu trong mảng bám, vụn thức ăn tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm, tạo thành túi nha chu chứa mủ.

2. Nguyên nhân gây áp xe chân răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp xe chân răng như từ cách chăm sóc răng miệng, các bệnh lý về răng miệng hay do các bệnh lý khác, cụ thể:

  • Sâu răng: Sâu răng không được điều trị kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng.
  • Viêm nha chu: Bệnh lý nướu răng làm suy yếu mô nâng đỡ răng, tạo lối cho vi khuẩn tấn công.
  • Chấn thương răng: Răng bị nứt, gãy tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh về tiểu đường, tim mạch, suy thận… làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó, vi khuẩn sẽ tấn công vào công thể, sau đó phát triển thành bệnh áp xe chân răng.
Sâu răng không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe chân răng

3. Triệu chứng và biến chứng của áp xe chân răng

Các triệu chứng của áp xe chân răng thường dễ nhận biết, nếu ổ áp xe càng lớn thì càng gây tổn thương lên các dây thần kinh và mô xung quanh. Một vài triệu chứng bạn có thể nhận biết bao gồm:

  • Đau nhức dữ dội, nhất là khi nhai hoặc chạm nhẹ vào răng.
  • Răng nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh.
  • Miệng có mùi hôi hoặc vị tanh do mủ tiết ra.
  • Sốt, nổi hạch ở cổ và cảm giác mệt mỏi.
  • Lợi sưng, có mủ tích tụ dưới chân răng, gây đau khi chạm vào.

Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời, áp xe răng có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn có thể lan sang xương hàm, cổ và các vùng khác làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của những cơ quan này. Lúc này, đường hô hấp có thể tắc nghẽn dẫn đến ngạt thở, nghiêm trọng hơn là gây ra tử vong.
  • Áp xe ngoài mặt: Đây là tình trạng đường rò đến vùng má và dưới cằm dẫn đến hiện tượng viêm tấy lan tới sàn miệng và hố thái dương. Khi gặp phải tình trạng này, cơn đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, cũng như cuộc sống của bệnh nhân.
  • Viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng xoang hàm: Nếu áp xe răng diễn biến nghiệm trọng, vi khuẩn xâm nhập vào máu lan đến tim, não hoặc một số bộ phận khác. Khi tình trạng nhiễm trùng huyết diễn ra thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng xoang hàm hay viêm nội tâm mạc, thậm chí làm người bệnh gặp nguy cơ tử vong cao hơn.

4. Phương pháp điều trị áp xe chân răng

Khi bị áp xe chân răng, bạn cần đến cơ sở y tế uy tin để thăm khám, để biết rõ về tình trạng nhiễm trùng răng ở mức độ nào. Tại Nha Khoa Anh Dũng, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, dựa trên phim chụp bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, cách điều trị áp xe chân răng hiệu quả sẽ có 2 phương pháp chính đó là: điều trị cấp và điều trị dứt điểm.

4.1 Điều trị cấp tính tình trạng áp xe chân răng

Đây là phương pháp điều trị tạm thời để bỏ ổ mủ gây tổn thương ở vùng chân răng. Bằng phương pháp rạch mở các mô niêm mạc, bác sĩ sẽ tiến hành hút sạch dịch mủ, sau đó loại bỏ ổ vi khuẩn bên trong. Tiếp đó, bác sĩ sẽ vệ sinh vùng vết thương và kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm cho người bệnh. Phương pháp này sẽ ngăn chặn sự tái phát của nhiễm trùng nhưng không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.

4.2 Điều trị dứt điểm tình trạng áp xe chân răng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh nên bảo tồn răng bằng cách chữa viêm tủy hay phương pháp trồng răng khi răng không thể bảo tồn được.

  • Chữa tủy răng: bác sĩ sẽ cố gắng giữ lại răng cho người bệnh và loại bỏ toàn bộ mạch máu và dây thần kinh bị hư hại. Sau đó tiến hành lấp những lỗ hổng, lấy cao răng, lấy mảnh răng vỡ, trám hoặc bọc răng để tránh ảnh hưởng về sau.
  • Trồng răng Implant: áp dụng trong trường hợp áp xe chân răng nghiêm trọng và không thể bảo tồn được răng, bắt buộc bác sĩ sẽ nhổ răng, làm sạch mủ và tư vấn trồng răng Implant để không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như những chiếc răng lân cận.
Trồng răng Implant áp dụng trong trường hợp chân răng bị áp xe nghiêm trọng và không thể bảo tồn được răng

Áp xe chân răng là bệnh lý nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa thường xuyên. Tuy nhiên, để được điều trị đúng phác đồ và kịp thời, bạn hãy lựa chọn điều trị ở những cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để quá trình thực hiện đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất nhé.

Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 300.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn.

PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN