Sâu răng đến tủy là vấn đề răng miệng mà rất nhiều trẻ gặp phải. Nguyên nhân có thể do ba mẹ quá chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hãy để Nha Khoa Anh Dũng giúp ba mẹ hiểu đúng về tình trạng này để giúp trẻ phòng ngừa hiệu quả nhé.
1. Vì sao trẻ bị sâu răng đến tủy?
Sâu răng đến tủy là hiện tượng răng bị vi khuẩn tấn công, phá hủy lớp men và lớp ngà răng, khiến răng bị ăn mòn, răng bị phá huỷ toàn bộ cấu trúc nên gây viêm tủy xương. Trẻ em cũng là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng bệnh lý này. Nếu không được điều trị kịp thời, để lâu dần có thể gây tình trạng răng chết tủy. Những chiếc răng này nếu không được loại bỏ sẽ gây nhiễm trùng nặng, áp xe chân răng hoặc nhiễm trùng máu. Điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Do đó, ba mẹ lưu ý để kịp thời phát hiện nếu con gặp phải tình trạng này.
Tình trạng sâu răng đến tủy ở trẻ chủ yếu thường do ba mẹ quá chủ quan, khi trên thân răng hình thành các đốm đen, chúng có thể lan sâu đến tủy, gây viêm tủy. Bên cạnh đó, khi răng bị sâu mà không được điều trị dứt điểm sẽ khiến vi khuẩn còn sót lại xâm nhập và tấn công phá huỷ tuỷ răng. Tuỷ răng sẽ bị viêm rồi bị thối, dẫn đến răng chết tủy. Việc điều trị tuỷ răng cho trẻ bị sâu răng đến tủy không phải đơn giản. Ba mẹ cần đưa con đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và cho chỉ định cụ thể.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng đến tủy
Sâu răng đến tủy sẽ có triệu chứng mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng giai đoạn bệnh. Khi trẻ gặp phải tình trạng này sẽ gặp phải những dấu hiệu sau:
- Giai đoạn đầu: Trẻ chỉ cảm thấy ê buốt răng khi ăn đồ lạnh hoặc nóng. Cơn đau chỉ thỉnh thoảng thoáng qua. Trẻ thường có phản ứng tránh nhai về phía răng đau, dấu hiệu không rõ ràng nên thường bị bỏ qua.
- Giai đoạn tiến triển: Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, răng càng ngày càng đau nhức, cơn đau có thể âm ỉ vài ngày. Hoặc cơn đau cũng có khi theo từng đợt và có thể lan đến đầu. Vào ban đêm, cơn đau thường dữ dội hơn. Cơn đau dữ dội sẽ lan ra khắp khu vực nên rất khó xác định là răng nào đang bị tổn thương.
- Giai đoạn nặng: Nếu sâu răng đến tủy mà không được điều trị thì sẽ không thấy đau nữa, vì lúc này tủy răng đã chết. Miệng sẽ thường có mùi hôi do thức ăn mắc kẹt trong hốc sâu răng và các răng xung quanh. Sau một thời gian, răng sâu có thể bị mẻ, gãy và trên nướu có thể xuất hiện những đốm trắng hoặc túi mủ, mặt thường sưng tấy.
Khi trẻ gặp phải những dấu hiệu trên, ba mẹ đừng ngần ngại đưa trẻ đến nha khoa thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi răng được chữa tủy.
3. Phòng ngừa sâu răng ăn vào tuỷ cho trẻ
Hầu hết ba mẹ đều nghĩ răng sữa có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn nên thường không chú trọng chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi còn bé. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra cho trẻ những rắc rối như viêm tủy răng sữa. Các bác sĩ nha khoa đều luôn khuyến khích ba mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc và vệ sinh răng miệng từ khi còn nhỏ.
- Nên lựa chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp với độ tuổi của từng trẻ. Với trẻ nhỏ chưa biết đánh răng, thì ba mẹ cũng nên dùng gạc ướt để lau răng cho trẻ ngay sau khi ăn.
- Về chế độ ăn uống, trẻ nên tránh ăn những thực phẩm nhiều ngọt, nhiều phẩm màu,… Đồ ngọt là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
- Tạo cho trẻ thói quen đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những vấn đề răng miệng. Đừng nên đợi sâu răng đến tủy mới lo đi khám.
Với độ tuổi còn nhỏ, trẻ thường chưa ý thức được việc tự chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, ba mẹ hãy quan tâm và chú trọng vấn đề này hơn để phòng cho trẻ tránh bị sâu răng đến tủy một cách tối đa. Đây cũng là cách để bảo đảm cho hàm răng vĩnh viễn sau này được khoẻ mạnh hơn.
Sâu răng đến tủy là bệnh lý răng miệng nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn sau này ở trẻ nhỏ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ và quan tâm hơn sức khỏe răng miệng của con em.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về điều trị răng sâu cho trẻ hay bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn. Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 200.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn.
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI
- Địa chỉ: 08 – 10 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương, TP. Pleiku, Gia Lai
- Hotline: 0269.3608.666 – 0269.3838.666
- Zalo: 0845.088.488 (Hotline Tổng Quát) – 0772.434.283 (Hotline Niềng Răng)
- Email: drthanhphat@gmail.com
- Fanpage: Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai
- Website: nhakhoaanhdunggialai.com