Dấu hiệu mọc răng khôn có đôi khi bạn đã gặp nhưng lại bỏ qua, vì nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác, khiến cho cơn đau răng ngày càng dai dẳng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nha Khoa Anh Dũng xin được chia sẻ để bạn hiểu rõ và phát hiện kịp thời khi bị mọc răng khôn nhé.
1. Khi nào răng khôn mọc lên?
Răng khôn (còn gọi là răng số 8) được dùng để chỉ những chiếc răng mọc cuối cùng ở phần trong cùng của hàm răng. Hàm răng con người cơ bản đã có 28 cái đủ để thực hiện các chức năng ăn nhai. Khi răng khôn mọc lên, chúng không hoàn toàn có ý nghĩa gì về mặt chức năng, nhất là những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngược,…
Răng khôn gồm 4 cái nhưng không phải ai cũng mọc đủ. Có người không mọc, có người mọc đủ 4 cái, có người chỉ mọc 1 – 2 cái. Răng khôn sẽ không xuất hiện ở trẻ nhỏ, vì đó là giai đoạn thay răng và đang phát triển. Răng khôn thường mọc ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên và không cố định thời điểm mọc ở mỗi người.
Theo thống kê, độ tuổi mọc răng khôn phổ biến nhất là từ 18 – 25 tuổi. Đầy là thời điểm mà hầu như răng và cấu trúc hàm đã ổn định, không còn hiện tượng thay răng nữa. Nếu đang ở trong độ tuổi này, bạn hãy lưu ý các dấu hiệu mọc răng khôn để phát hiện kịp thời nhé.
Răng khôn có thể mọc lên cùng lúc hoặc mọc theo từng đợt. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người, việc mọc răng khôn có thể mất vài tháng đến vài năm.
2. Những dấu hiệu mọc răng khôn mà bạn nên biết
Dấu hiệu mọc răng khôn sẽ xuất hiện trước và trong quá trình mọc một cách khá rõ rệt. Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng những dấu hiệu này với các bệnh lý răng miệng khác. Theo đó, để hạn chế ảnh hưởng sức khỏe, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện kịp thời chiếc răng khôn của mình nhé.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt: là một trong những dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến. Hiện tượng này xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng, sốt nhẹ hoặc cao thường khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức tùy thuộc vào thể trạng của từng người.
- Hôi miệng: răng khôn mọc lên khiến phần nướu bị tổn thương. Bên cạnh đó, các mảng bám thức ăn sẽ tạo nên hơi thở có mùi khó chịu, gây tình trạng hôi miệng. Việc này có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt khi mới ngủ dậy, hơi thở sẽ có mùi hôi rất nồng.
- Chán ăn: là cảm giác mà hầu hết những ai mọc răng khôn đều gặp phải. Những ai bị áp xe nướu hay sưng viêm lợi còn xuất hiện sự va chạm mạnh khi ăn khiến tình trạng răng khôn ngày càng trầm trọng hơn.
- Đau hàm, cứng khớp, sưng má: xảy ra do sự chèn ép răng 8 lên răng 7. Dấu hiệu mọc răng khôn này hoàn toàn có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Đây là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết mình bị mọc răng khôn.
- Sưng lợi: răng khôn có kích thước lớn, khi mọc lên sẽ chen lấn, xô đẩy răng hàm và chưa trồi lên thì gây ra tình trạng sưng lợi. Lợi bị sưng tấy, đỏ, đau kéo dài ảnh hưởng tới ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt. Đây cũng là dấu hiệu mà bạn có thể phát hiện ra răng khôn trong giai đoạn mới mọc.
3. Phát hiện dấu hiệu mọc răng khôn, khi nào nên nhổ?
Không phải với dấu hiệu mọc răng khôn nào, khách hàng cũng được chỉ định nhổ răng. Khi răng khôn mọc thẳng, không tác động hay gây ra bất cứ sự bất tiện nào thì vẫn có thể sử dụng như răng bình thường mà không cần phải nhổ.
Tuy nhiên, khi răng khôn mọc ở các vị trí không thuận tiện, gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng thì khách hàng nên nhổ răng càng sớm càng tốt. Sau đây là những trường hợp mà khách hàng nên nhổ răng khôn để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực:
- Răng khôn mọc ngược, mọc lệch, chen lấn, làm xô lệch hoặc ảnh hưởng tới các khớp, hàm và vùng răng lân cận.
- Răng khôn mọc bên cạnh khe giắt thức ăn, khó vệ sinh khiến cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây sâu răng về sau.
- Răng khôn bị sâu hoặc mọc ngang, mọc lệch má gây đau đớn nhiều.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng lại không có răng đối, răng trồi dài lên và có thể gây ảnh hưởng tới nướu.
- Những trường hợp mọc răng khôn khác có nguy cơ gây ra các bệnh lý toàn thân khác.
Như trường hợp khách hàng Lại Phước Khánh (31 tuổi) đến với Nha Khoa Anh Dũng trong tình trạng răng 48 mọc lệch 90 độ, bị nhồi nhét thức ăn giữa kẽ răng 47-48, gây đau nhức và có nguy cơ sâu răng số 47.
Khi bạn thuộc một trong các trường hợp trên nhưng đang điều trị các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, rối loạn cầm máu thì bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng khôn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng đúng để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Nhổ răng khôn đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp cùng tay nghề bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên lựa chọn nhổ răng tại địa chỉ nha khoa uy tín để tránh tiền mất tật mang.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nhổ răng khôn hay bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy đến trực tiếp đến thăm khám tại phòng khám Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết hơn. Nha Khoa Anh Dũng đã đồng hành cùng hơn 200.000 khách hàng trong suốt 40 năm thành lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề răng miệng của bạn.
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ANH DŨNG GIA LAI
- Địa chỉ: 08 – 10 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hội Thương, TP. Pleiku, Gia Lai
- Hotline: 0269.3608.666 – 0269.3838.666
- Zalo: 0845.088.488 (Hotline Tổng Quát) – 0772.434.283 (Hotline Niềng Răng)
- Email: drthanhphat@gmail.com
- Fanpage: Nha Khoa Anh Dũng Gia Lai
- Website: nhakhoaanhdunggialai.com